Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Phân tích mạch cấp nguồn cho RAM, chip cầu Nam, chip cầu Bắc

Phân tích mạch cấp nguồn cho RAM, chip cầu Nam, chip cầu Bắc



Dạng cho chipset:




Dạng 1:


Dạng 2:
Dạng 3:
Dạng 4: 
Dạng 5:

Sơ đồ khối Dạng 6:

Sơ đồ khối Dạng 7:
Sơ đồ khối Dạng 8:


Một số bệnh chip cầu nam phát sinh thường gặp:


1. Nhiệm vụ:
- Quản lý và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound, chip LAN, BIOS ROM, chip SIO (Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM, LPT)

2. Nhận dạng:
- Lớn thứ nhì trên main (chỉ thua Chip cầu Bắc)
- Có 2 chip lớn, chíp thứ nhất là cầu Bắc thì chip còn lại là chip cầu NAM.

3. Lỗi thường gặp:
- Không kích được nguồn (thường gặp nhất). Kết hợp với chip SIO sẽ điều khiển mạch ngắt, mở nguồn.
- Mất xung reset (rất thường gặp)
- Không nhận, hoặc nhận mà không chạy các thiết bị như USB, HDD, CD

4) Cách xử lý:
-  Sau khi xác định lỗi là do chip NAM thì cách xử lý sẽ tương tự như chip Bắc. Đó là “hấp” lại chíp, “đá” chip, “làm chân lại” hoặc thay chip mới.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

NGUỒN ATX - PHÂN TÍCH MẠCH NGUỒN - TÌM PAN

1. Mạch Chỉnh lưu:
- Lấy điện xoay chiều 220V từ điện lưới qua cầu chì F1 (250V/5A) qua mạch lọc (C1, R1, T1, C4, T5) để đến Cầu diod D21, D22, D23, D24. Công tắc chọn chế độ 115V thì mạch lọc phía sau sẽ là mạch nâng đôi điện áp (Khi đó cắm vào điện 220V sẽ nổ ngay). Theo lqv77 tôi, tốt nhất nên cắt bỏ công tắc này để bảo vệ người dùng.
- Varistors Z1 và Z2 có chức năng bảo vệ quá áp trên đầu vào. Nhiều trường hợp bật công tắc 115V rồi cắm vào 220V thì cầu chì F1 và 1 trong 2 con Z1 và Z2 sẽ chết ngay tức khắc. Cái này chỉ tồn tại ở các bộ nguồn máy bộ hoặc nguồn công suất thực còn các nguồn noname xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan thì gần như không có.
- Ở cuối mạch này, khi ta cắm điện thì phải có nguồn 300VDC tại 2 đầu ra của cầu diod.

2. Mạch nguồn cấp trước: (5V Standby - Dây màu tím) hay còn gọi là nguồn phụ (Secon power supply)
- Theo Sơ đồ này, Transistor Q12 (C3457) sẽ dao động theo kiểu “tích thoát” và bên thứ cấp của biến áp T6 sẽ có điện áp qua Diod D28 qua IC ổn áp họ 78L05 và sẽ có 5V STB chuẩn trên dây màu tím. Đường này sẽ làm nhiệm vụ “cấp nguồn cho mạch POWER ON” (còn gọi là “Turn On Logic”) và mạch khởi động qua mạng (ở những máy có hổ trợ).
- Ngoài ra điện áp sẽ qua Diod D30 cấp nguồn cho chân 12 của IC điều xung TL494. Dể thấy, khi nguồn chính chạy IC này sẽ lấy nguồn nuôi từ đường 12V chính thông qua diod D.
- Mạch cấp trước loại này ít thông dụng hơn loại sử dụng OPTO và IC họ 431 (lqv77 tôi sẽ đề cập vấn đề này trong một bài viết khác hoặc khi phân tích một sơ đồ cụ thể khác).

3. Mạch công tắc (Còn gọi Power ON)
- Khi ta nhấn nút Power On trên thùng máy (Hoặc kich power on bằng cách chập dây xanh lá và dây đen) Transistor Q10 sẽ ngưng dẫn, kế đó Q1 cũng ngừng dẫn. Tụ C15 sẽ nạp thông qua R15. Chân số 4 của IC TL494 sẽ giảm xuống mức thấp thông qua R17. Theo qui định, chân 4 mức thấp IC TL494 sẽ chạy và ngược lại chân 4 ở mức cao IC TL494 sẽ không chạy. Đây là chổ cốt lõi để thực hiện mạch “công tắc” và mạch “bảo vệ”.

4. Hoạt động nguồn chính:
- Sau khi bấm công tắc thì chân 4 IC TL494 sẽ ở mức thấp và IC TL494 sẽ hoạt động. Tại chân 8 và chân 11 sẽ xuất hiện xung dao động lần lượt thông qua 2 Transistor Driver là Q3 và Q4 qua Biến áp đảo pha T2 kích dẫn 2 Transistor Công suất kéo đẩy Q1 và Q2 (2SC4242 tương đương E13007) tạo xung cấp cho biến áp chính T3. Ở ngỏ ra các đường điện áp tương ứng sẽ được nắng bằng Diod qua cuộn dây, tụ lọc cho ta 12V, 5V…

5. Hoạt động ổn áp:
- Mạch hồi tiếp (feedback) sẽ trích mẫu từ các đường 5V, -5V, 12V, -12V thông qua R25 và R26 để trở về chân số 1 (feedback) của IC TL494. Căn cứ vào tín hiệu này IC sẽ cấp xung ra mạnh hơn hay yếu hơn để cho điện áp ngã ra luôn ổn định ở mức 5V và 12V tương ứng.

6. Mạch Power Good:
- Mạch này sẽ tính toán các đường áp chính phụ rồi đưa ra kết luận là bộ nguồn có OK hay không. Mainboard sẽ lấy tín hiệu này làm chuẩn để hoạt động hay không hoạt động.

7. Mạch quá áp (overvoltage)
- Thành phần chính gồm Q5 và Q6 và các linh kiện xung quanh. Cũng trích mẫu từ các đường nguồn và tính toán nếu áp sai quy định sẽ cúp nguồn ngay. Ví dụ: Khi kết nối nhầm giữa 5V và -5V sẽ có điện áp đi qua D10, R28, D9 đến cực B của Q6. Transistor này sẽ dẫn và làm cho transistor Q5 dẫn. 5V từ chân 14 IC TL494 qua Diod D11 về chân 4 IC TL494 làm cho chân này ở mức cao, lập tức IC sẽ bị ngừng hoạt động.





Nguồn chính nguyên lý mạch
- Nếu loại trừ mạch lọc nhiễu, mạch chỉnh lưu và nguồn cấp trước (Stanby) ra thì nguồn chính là toàn bộ phần còn lại của bộ nguồn ATX

  • Nguồn chính có các mạch cơ bản như:
- Mạch tạo dao động. (sử dụng IC tạo dao động)
- Biến áp đảo pha đưa các tín hiệu dao động đến điều khiển các đèn công suất.
- Các đèn khuếch đại công suất.
- Biến áp chính (lấy ra điện áp thứ cấp)
- Các đi ốt chỉnh lưu đầu ra
- Mạch lọc điện áp ra
- Mạch bảo vệ

  • Các điện áp ra của nguồn chính:
    - Điện áp + 12V (đưa ra qua các dây mầu vàng)
    - Điện áp + 5V (đưa ra qua các dây mầu đỏ)
    - Điện áp + 3,3V (đưa ra qua các dây mầu cam)
    - Điện áp - 12V (đưa ra dây mầu xanh lơ)
    - Điện áp - 5V (đưa ra mầu xanh tắng)
  • Sơ đồ nguyên lý chung của nguồn chính

  • Nguyên lý vận hành:

- Khi cắm điện AC 220V, điện mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho nguồn cấp trước và mạch công suất của nguồn chính.
- Nguồn cấp trước (Stanby) hoạt động và cung cấp điện áp 12V cho IC dao động, đồng thời cung cấp điện áp 5V STB cho mạch khởi động trên Mainboard.
- Khi có lệnh P.ON (ở mức thấp) đưa tới điều khiển cho IC dao động hoạt động, IC dao động tạo ra hai tín hiệu dao động ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn đảo pha rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
- Khi các đèn công suất hoạt động sẽ tạo ra điện áp xung ở điểm giữa, điện áp này được đưa qua biến áp chính rồi thoát qua tụ gốm về điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.
- Các điện áp thứ cấp được lấy ra từ biến áp chính được chỉnh lưu và lọc thành điện áp DC bằng phẳng cung cấp cho Mainboard.

  • Lệnh điều khiển nguồn chính: (Chân P.ON đưa qua dây mầu xanh lá cây từ Mainboard lên)
    - Lệnh P.ON từ Mainboard đưa lên theo dây mầu xanh lá cây là lệnh điều khiển nguồn chính hoạt động.
    - Khi chân lệnh P.ON = 0V là nguồn chính chạy, khi chân P.ON = 3 đến 5V là nguồn chính tắt
  • Tín hiệu bảo vệ Mainboard (Chân P.G đi qua dây mầu xám xuống Mainboard)
    - Từ nguồn chính luôn luôn có một chân báo xuống Mainboard để cho biết tình trạng nguồn có hoạt động bình thường không, đó là chân P.G (Power Good), khi chân này có điện áp từ 3 đến 5V là nguồn chính bình thường, nếu chân P.G có điện áp = 0V là nguồn chính đang có sự cố.
  • Điện áp cung cấp cho nguồn chính hoạt động.
    - Điện áp cung cấp cho mạch công suất là điện áp 300V DC từ bên sơ cấp.
    - Điện áp cấp cho mạch dao động và mạch bảo vệ là điện áp 12V DC lấy từ thứ cấp của nguồn Stanby.
  • Nhận biết các linh kiện trên vỉ nguồn:- Đi ốt chỉnh lưu điện áp đầu ra là đi ốt kép có 3 chân trống giống đèn công suất.
    - Các cuộn dây hình xuyến gồm các dây đồng quấn trên lõi ferit có tác dụng lọc nhiễu cao tần.
    - Các tụ lọc đầu ra thường đứng cạnh bối dây nguồn.
    - IC tạo dao động - Thường có số là: AZ750 hoặc TL494
    - IC bảo vệ nguồn - thường dùng IC có số là LM339

- Biến áp chính luôn luôn là biến áp to nhất mạch nguồn
- Biến áp đảo pha là biến áp nhỏ và luôn luôn đứng giữa ba biến áp
- Hai đèn công suất của nguồn chính thường đứng về phía các đèn công suất



2 - Nguyên lý hoạt động của nguồn chính.
  • Khi cắm điện
    - Khi bạn cắm điện AC 220V cho bộ nguồn, mạch chỉnh lưu sẽ cung cấp điện áp 300V DC cho mạch công suất của nguồn chính, đồng thời nguồn Stanby hoạt động sẽ cung cấp 12V cho IC dao động của nguồn chính, tuy nhiên nguồn chính chưa hoạt động và đang ở trạng thái chờ, nguồn chính chỉ hoạt động khi có lệnh P.ON
  • Khi bấm công tắc của máy tính (hoặc chập chân P.ON xuống mass)
    - Khi chân P.ON được đấu mass, lệnh mở nguồn chính được bật, lệnh P.ON đi qua mạch bảo vệ rồi đưa vào điều khiển IC dao động hoạt động.
    - IC dao động hoạt động và tạo ra hai xung điện ngược pha, cho khuếch đại qua hai đèn bán dẫn rồi đưa qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất.
    - Hai đèn công suất hoạt động ngắt mở theo nguyên tắc đẩy kéo, tạo ra điện áp xung tại điểm giữa, sau đó người ta sử dụng điện áp này đưa qua biến áp chính, đầu kia của biến áp được thoát qua tụ gốm về điểm giữa của tụ hoá lọc nguồn chính.

Khi chập chân số 4 của IC dao động (494) xuống mass, IC sẽ hoạt động và cho ra hai xung điện tại các chân 8 và 11, sau đó được hai đèn đảo pha khuếch đại rồi chuyền qua biến áp đảo pha sang điều khiển các đèn công suất, các đèn công suất hoạt động ngắt mở luân phiên để tạo ra điện áp xung ở điểm giữa

3 - Các IC thường gặp trên bộ nguồn ATX
  1. IC tạo dao động họ 494 (tương đương với IC họ 7500)

    Ví dụ TL494, UTC51494
IC TL 494 có 16 chân, chân số 1 có dấu chấm, đếm ngược chiều kim đồng hồ


Sơ đồ khối bên trong IC - TL 494


  1. Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  2. Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  3. Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  4. Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động
  5. Chân 7 - nối mass
  6. Chân 8 - Chân dao động ra
  7. Chân 9 - Nối mass
  8. Chân 10 - Nối mass
  9. Chân 11 - Chân dao động ra
  10. Chân 12 - Nguồn Vcc 12V
  11. Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V
  12. Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  13. Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp
  14. Sơ đồ chân của IC TL 494

15. IC tạo dao động họ 7500 (tương đương với IC họ 494 )
Hình dáng của hai loại IC tạo dao động họ 7500

16. Sơ đồ khối IC - AZ 7500

Sơ đồ khối của IC dao động họ 7500 hoàn toàn tương tự với IC dao động họ 494
Hai IC này AZ7500 (họ 7500) và TL 494 (họ 494) ta có thể thay thế được cho nhau

  • Chân 1 và chân 2 - Nhận điện áp hồi tiếp về để tự động điều khiển điện áp ra.
  • Chân 3 đầu ra của mạch so sánh, có thể lấy ra tín hiệu báo sự cố P.G từ chân này
  • Chân 4 - Chân lệnh điều khiển cho IC hoạt động hay không, khi chân 4 bằng 0V thì IC hoạt động, khi chân 4 >0 V thì IC bị khoá.
  • Chân 5 và 6 - là hai chân của mạch tạo dao động
  • Chân 7 - nối mass
  • Chân 8 - Chân dao động ra
  • Chân 9 - Nối mass
  • Chân 10 - Nối mass
  • Chân 11 - Chân dao động ra
  • Chân 12 - Nguồn Vcc 12V
  • Chân 13 - Được nối với áp chuẩn 5V
  • Chân 14 - Từ IC đi ra điện áp chuẩn 5V
  • Chân 15 và 16 nhận điện áp hồi tiếp

17. IC khuếch đại thuật toán LM339 trong mạch bảo vệ.
IC LM339 được sử dụng trong mạch bảo vệ của nguồn ATX

18. Mạch so sánh sử dụng phần tử khuếch đại thuật toán (trong IC - LM339)

  • Khi cho một điện áp chuẩn (Vref) để gim cố định một đầu vào dương(+) của IC thuật toán, nếu ta cho điện áp cần so sánh vào đầu âm (-) thì điện áp đầu ra thu được sẽ nghịch đảo vời tín hiệu đầu vào.
    - Nếu Vin tăng thì Vout sẽ giảm
    - Nếu Vin giảm thì Vout sẽ tăng


  • Nếu gim đầu vào âm (-) của IC thuật toán và cho tín hiệu thay đổi vào đầu dương thì ta thu được điện áp ra tỷ lẹ thuận với tín hiệu vào.
    - Nếu Vin tăng thì Vout cũng tăng
    - Nếu Vin giảm thì Vout cũng giảm


Câu hỏi thường gặp

  1. Câu hỏi 1 - Dựa vào đặc điểm gì để phân biệt nguồn chính với nguồn cấp trước.Trả lời:
    - Trong bộ nguồn ATX thường có 3 biến áp trong đó có một biến áp lớn và hai biến áp nhỏ, nguồn chính có một biến áp lớn và một biến áp nhỏ đứng ở giữa, còn biến áp nhỏ đứng bên cạnh là của nguồn cấp trước.
    - Đèn công suất thì nguồn chính luôn luôn có hai đèn công suất, hai đèn này thường giống hệt nhau và cùng chủng loại, công suất của nguồn chính chỉ sử dụng loại đèn B-C-E, vị trí hai đèn này đứng về phía biến áp lớn.
    - Nguồn cấp trước chỉ có một đèn công suất, nó có thể là đèn B-C-E cũng có thể là đèn D-S-G (Mosfet)
    - Các đèn công suất của nguồn chính và nguồn cấp trước luôn luôn đứng về phía các tụ lọc nguồn chính, các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra của nguồn chính cũng có 3 chân nhưng đứng về phía thứ cấp và có ký hiệu hình đi ốt trên thân.
  2. Câu hỏi 2 - Thời điểm hoạt động của hai mạch nguồn có khác nhau không ?Trả lời:
    - Khi ta cắm điện cho bộ nguồn là nguồn cấp trước hoạt động ngay, trong khi đó nguồn chính chưa hoạt động.
    - Nguồn chính chỉ hoạt động khi chân lệnh P.ON giảm xuống 0V (hoặc ta chập chân P.ON mầu xanh vào mass - tức chập vào dây đen)
  3. Câu hỏi 3 - Nguồn cấp trước có khi nào sử dụng IC để dao động không ? Trả lời:
    - Có rất ít nguồn sử dụng IC để dao động cho nguồn cấp trước, bởi vì nguồn cấp trước có công suất tiêu thụ nhỏ nên người ta thường thiết kế chúng rất đơn giản, tuy nhiên vẫn có loại nguồn sử dụng cặp IC dao động và đèn Mosfet như sơ đồ dưới đây:
  4. Câu hỏi 4 - Nguồn chính thường sử dụng những IC dao động loại gì ? Trả lời:
    - Nguồn chính thường sử dụng hai loại IC dao động là
    IC họ 494 ví dụ TL 494, KA494, TDA494 v v...
    và IC họ 7500 ví dụ AZ7500, K7500
    Hai loại IC trên có thể thay thế được cho nhau (ví dụ nguồn của bạn chạy IC - AZ 7500 bạn có thể thay bằng IC- TL494

    - Ngoài ra nguồn chính còn sử dụng một số dòng IC khác như SG6105 , ML4824 v v...
  5. Câu hỏi 5 - Trong bộ nguồn thường thấy có IC so quang, nó thuộc của nguồn chính hay nguồn cấp trước.
    Trả lời:

    - Các nguồn chính thông thường (có hai đèn công suất) chúng không dùng IC so quang
    - Trên các nguồn chính của máy đồng bộ như nguồn máy IBM hay Dell thì có sử dụng IC so quang, trên các bộ nguồn đó người ta sử dụng cặp IC - KA3842 hoặc KA-3843 kết hợp với một đèn công suất là Mosfet.
    - Trên bộ nguồn thông thường thì IC so quang của của mạch nguồn cấp trước.
  6. Câu hỏi 6 - Các cuộn dây hình xuyến ở đầu ra của nguồn chính sau các đi ốt chỉnh lưu có tác dụng gì ?
Trả lời:
     Tần số hoạt động của bộ nguồn rất cao, sau khi chỉnh lưu loại bỏ pha âm nhưng thành phần xung nhọn của điện áp vẫn còn, người ta sử dụng các cuộn dây để làm bẫy chặn lại các xung điện này không để chúng đưa xuống Mainboard có thể làm hỏng linh kiện hoặc làm sai dữ liệu.
















Câu hỏi 7 - 
Trên các đầu dây ra của nguồn ATX, thấy có rất nhiều sợi dây có chung mầu và chung điện áp, thậm chí chúng còn được hàn ra từ một điểm, vậy tại sao người ta không làm một sợi cho gọn ? Trả lời:
      - Trên các nguồn mới hiện nay có tới 4 sợi dây mầu cam, 5 sợi dây mầu đỏ và 2 sợi dây mầu vàng cùng đưa đến rắc 24 chân.
      - Các dây mầu cam đều lấy chung một nguồn 3,3V
      - Các dây mầu đỏ đều lấy chung một nguồn 5V
      - Các dây mầu vàng đều lấy chung một nguồn 12V
      * Sở dĩ người ta thiết kế nhiều sợi dây là để tăng dòng điện và tăng diện tích tiếp xúc, nếu có một rắc nào đó tiếp xúc chập chờn thì máy vẫn có thể hoạt động được, giảm thiểu các Pan bệnh do lỗi tiếp xúc gây ra, ngoài ra nó còn có tác dụng triệt tiêu từ trường do dòng điện DC chạy qua một dây dẫn sinh ra (ví dụ một sợi dây có dòng điện một chiều tương đối lớn chạy qua thì chúng biến thành một sợi nam châm và bị các vật bằng sắt hút)

      Làm thế nào thể kiểm tra được bộ nguồn ATX có chạy hay không khi chưa tháo vỏ ra ?Trả lời:
      1. Bạn có thể tiến hành kiểm tra sơ bộ xem nguồn của bạn có còn hoạt động hay không bằng các bước sau:
        - Cấp điện AC 220V cho bộ nguồn
      2. - Dùng một sợi dây điện chập chân mầu xanh lá cây vào chân mầu đen
        - Sau đó quan sát xem quạt trong bộ nguồn có quay không ?
        => Nếu quạt quay tít là nguồn đã chạy.
        => Nếu quạt không quay hoặc quay rồi ngắt là nguồn hỏng
      Chập chân P.ON (mầu xanh lá cây) xuống Mass

      Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

      Chuẩn đoán và xử lý lỗi rom Bios

      Chuẩn đoán và xử lý lỗi rom Bios



      Nhiệm vụ:
      • Giao tiếp mức cơ bản nhất với người dùng từ lúc bật công tắt cho đến lúc hệ điều hành bắt đầu được load vào bộ nhớ mà ta gọi là BOOT.
      • Cho phép thiết lập các cấu hình như: chọn ổ đĩa khởi động, chỉnh ngày giờ hệ thống, đặt mật khẩu bảo vệ…
      Các lỗi thường gặp:
      • Chip BIOS lỗi sẽ gây ra lỗi kich nguồn quay, máy không boot được. Lỗi này chỉ xác định khi đã kiểm tra các lỗi về nguồn và CPU xong.
      • Báo lỗi: Bios check sum error,
      Cách xử lý:
      • Nếu lên hình mà báo lỗi là do hết pin nuôi CMOS hoặc đã cài đặt trình CMOS setup sai.
      • Lỗi không boot (ngòai lỗi nguồn và CPU ra) thì cần nạp lại chip BIOS.

      KỸ THUẬT NAP BIOS VỚI DÒNG MÁY - PCB50


       Máy nạp đa năng PCB50 là một trong những dụng cụ không thể thiếu cho việc sua laptop , sửa chữa laptop , được  cập nhật thêm hàng loại chip SPI Flash 8 chân 25xxx đáp ứng nhu cầu sửa chữa và nâng cấp các DVD MP4 và các loại thiết bị khác.
      Nhược điểm duy nhất của PCB50 là sử dụng 2 Socket PLCC32 loại thường, gắn liền trên board mạch, các Socket này có tuổi thọ kém, khó thao tác và dễ làm hư chân của chip

       Adapter FWH/LPC thay thế hoàn toàn cho 2 socket PLCC32 trên PCB50, giúp bạn dễ dàng tháo và gắn chip, không làm hư chip, giúp bạn dễ dàng và tiện lợi hơn trong công việc của mình

      Chỉ cần gắn lên đế gạt ZIF32 trên PCB50 và tiến hành làm việc như các chip bình thường

      Bộ adapter này bao gồm 2 phần: Adapter cho FWH/LPC và Adapter PLCC32 có thể tháo rời theo nhu cầu sử dụng

      Giao diện phần mềm ver 098D9:

      - Vào Help chọn Test Hardware để kiểm tra kết nối giữa PC và kít nạp. Nếu OK thì xem ảnh:



      • Ghi chú: trên bo mạch PCB lúc này sẽ có 3 led phát sáng: cam (power), đỏ (Vpp), xanh (Vcc). Sau khi cài xong ta nhấp kép vào icon chương trình để chạy phần mềm lên. Trường hợp này là EPROM 098D9 chẳng hạn, rồi đóng cửa sổ này lại. Có thể nó sẽ không cho chúng ta đóng lại hoặc nó báo lỗi, cách giải quyết: vào Task Manager, mục Processes chọn EPROM.exe nhấp End Task rồi mở lại. Lúc này ta sẽ thấy 2 led đỏ (Vpp), xanh (Vcc) đã tắt. Nói thêm: lúc tắt máy rồi mở lại 2 led này sẽ sáng (lần nào cũng vậy, chỉ khi chạy phần mềm của nó lên thì nó mới tắt). Khi chúng ta tiến hành đọc, ghi hoặc xóa chíp thì 2 led này mới sáng. Tất cả các jumper trên kít nạp thì đừng đụng vào trừ khi phần mềm hướng dẫn kẻo mang họa.

        Nạp dữ liệu cho ROM BIOS

      • ROM BIOS trong mainboard thông dụng nhất là của hãng SST, ta sẽ gặp một số loại như SST49FL002,SST49FL003,SST49FL004, SST49FL002A, SST49FL003A, SST49FL004A, SST49FL002B, SST49FL003B, SST49FL004B (chủ yếu ở Asus, Intel)… nhì là Winbon (chủ yếu ở main AsRock) và PMC (chủ yếu ở main ECS) như W039V040FAP, W49F002UP128B, W39V080APZ, Pm49FL004T, Pm49FL002T… cả đống.
      • Trước tiên ta phải xác định được chính xác con ROM BIOS mang số hiệu gì, của hãng nào (ghi trên lưng của nó) rồi sau đó chạy phần mềm nạp ROM lên. Ví dụ Luân sẽ chạy phiên bản 098D8 tuy không phải mới nhất nhưng nó hỗ trợ nhiều loại BIOS cho main nhất. 

      Xem ảnh minh họa:

      - Vào mục Device Select chọn hãng, số hiệu tương ứng. Ví dụ con SST49FL004B, hình minh họa:


       - Sau khi chon xong mục Device Select, trên phần mềm sẽ hiển thị ảnh để cho ta biết cần gắn con ROM ở đâu (ở PLCC32 hay FWH/LPC), cần điều chỉnh các DIP SWITCH thế nào cho đúng để việc đọc ghi có kết quả, xem kĩ ảnh nhé:

      - Cắm ROM vào vị trí mà phần mềm đã chỉ (cắm nóng). Sau khi cắm xong, bạn chỉ cần nhấp vào chữ ID để xem thông tin về con ROM đó. Trong trường hợp này nó sẽ hiển thị là của hãng SST sản xuất, số hiệu là SST49LF004A. Chú ý lúc nãy ta gắn vào là con 004B, bấy giờ thành con 004A vẫn được miễn sao đúng hãng sản xuất và số hiệu gần giống là được. Còn khi nào bạn gắn vô mà không hiển thị gì cả hoặc chỉ hiển thị chữ Fujitsu là thua. Tức là phần mềm bó tay, không thể nạp được cho con ROM đó, vì nó không đọc được số hiệu cũng như hãng sản xuất.


      - Tiếp đến, nhấp vào nút Reading chip để đọc dữ liệu bên trong BIOS


      - Sau khi đọc thành công sẽ xuất hiện chữ Read chip OK, tất cả dữ liệu vừa đọc nó sẽ lưu vào bộ nhớ đệm Buffer, ta nhấp vào thẻ Buffer để xem nội dung của dữ liệu. Để đề phòng, chúng ta nên lưu lại thành một file và cất đi bằng cách nhấp vào biểu tượng đĩa mềm (Save file) mặc định nó là *.bin. Xem ảnh:


      - Sau khi đã lưu một bản dự phòng, bạn nhấp vào nút Eraser chip để xóa dữ liệu bên trong nó. Nếu xóa xong phía dưới của sổ sẽ xuất hiện dòng chữ “eraser completed by check DQ7″. Để chắc chắn việc xóa có thành công hay không bạn nhấp vào mục Blank Test néu phía dưới phần mềm xuất hiện dòng chữ Device Empty coi như OK, còn không thì phải xóa lại.


      - Trước khi nạp dữ liệu cho BIOS, bạn hãy nhấp vào nút Clear Buffer để xóa hết dữ liệu ở bộ đệm mà lúc nãy bạn đã đọc trong chip. Tiếp theo, bạn lên trang web của nhà sản xuất ra bo mạch chủ đó để tải file *.bin về. File bin tải về phải bằng dung lượng với file mà hồi nãy bạn lưu. Thông thường mấy dòng socket 478 khoảng 256KB hoặc 512KB hiếm khi nào thấy 1024KB lắm. Nếu nó được nén thành *.rar hay *.zip thì bạn hãy giải nén ra. Sau đó bạn dẽ bắt gặp một file có dung lượng khoảng 256KB hay 512KB thì chắc chắn nó là file *.bin. Đôi khi có nhiều file bin nó không để là *.bin mà là *.rom hoặc để trống (tức là không có đuôi), vì vậy kinh nghiệm của mình là so sánh dung lượng giữa file nạp và file lưu phải bằng nhau.
      - Nhấp vào nút Open file, trong hộp thoại Select EpRom file to load tại mục File of type chọn All file (*.*) tìm đến chỗ để file bin mới giải nén chọn nó và OK. Ngay lúc này phía dưới phần mềm nạp ROM sẽ xuất hiện dòng chữ Binary file load OK.


      - Nhấp vào nút Program chip để tiến hành nạp dữ liệu cho Bios, sau khi nạp xong nó sẽ kiểm tra lại rồi OK.




      PCB50 sử dụng cho:
      Cập nhật, nạp chương trình cho BIOS chip, Sữa chữa BIOS trong Main Board PC
      Đọc ghi bộ nhớ các thiết bị trong xe hơi
      Sửa chữa, bảo trì máy photo copy, Fax, máy in, Tivi màu, VCD, DVD, MP4, đầu thu Kỹ  thuật số
      Nạp dữ liệu cho bo mạch đèn quảng cáo
      Dùng cho phát triển MCU: Nạp chương trình cho MCS-51 Series, AVR Series và PIC series MCU
       Danh sách các chip 25xxx mới được cập nhật thêm trong phiên bản PCB50 như sau:

      CHIP 3.3V (vcc=3.6V) : EN25P16, MX25L1605, MX25L4005, W25X16
      CHIP 5V : 25LC(AA)1024(5V)
      -------------------
      SPANSION
      S25FL004A/040A,S25FL008A,S25FL040A-T,S25FL040A-B,S25FL016A,S25FL032A
      S25FL064A
      WINBOND
      W25X010,W25X020,W25X040,W25X080,W25X16,W25X32,W25X64
      MXIC
      MX25L512,MX25L1005,MX25L2005,MX25L4005A,MX25L8005A,
      MX25L1605,MX25L3205,MX25L6405
      EON
      EN25B05,EN25B10,EN25B20,EN25B40,EN25B80,EN25B16,EN25B32,
      EN25B64,EN25P05,EN25P10,EN25P20,EN25P40,EN25BP80,EN25P16,
      EN25P32,EN25P64,EN25D80,EN25D16,EN25F20,EN25F40,EN25F80,EN25F16
      AMIC
      A25L05P-B,A25L10P-B,A25L20P-B,A25L05P-T,A25L10P-T,A25L20P-T,A25L512
      A25L010,A25L020,A25L040,A25L080;,A25L016,A25L032
      pFLASH
      Pm25LV512,Pm25LV010,Pm25LV020,Pm25LV040,Pm25LV080,Pm25LV016
      Numonyx (ST)
      M25P05,M25P10,M25P20,M25P40,M25P80,M25P16,M25P32,M25P64
      M25PE10,M25PE20,M25PE40,M25PE80,
      M25PX80,M25PX16,M25PX32,M25PX64
      ATMEL
      AT25DF021,AT25DF041A,AT25DF081,AT25DF081A,AT25DF161,
      AT25DF321A,AT25DF641,AT26DF041,AT26DF161A,AT26DF321, 

      Bạn có thể download và sử dụng các version của phần mềm theo link sau của nhà sản xuất:

       Phần mềm PCB50a Version 098D11 ( 31/8/2010)
       Phần mềm PCB50a Version 098D10 ( Chỉ sử dụng cho PCB45C đã nâng cấp và PCB50/ PCB50-PRO)
       Phần mềm PCB50 Version 098D9 (Chỉ sử dụng cho PCB45C đã nâng cấp và PCB50 - Cập nhật 25xxx)
       Phần mềm PCB50 Version 098D8 (sử dụng cho PCB45C và PCB50- Cập nhật nhiều chip Firmware HUB/LPC Bios)
       Phần mềm PCB45C Version 098D5 (Chỉ sử dụng cho PCB45C và PCB50- Cập nhật nhiều Microchip PIC)
       Phần mềm PCB3/PCB50 Version 097ja  (PCB3/35/45C/50 - Phiên bản cũ)
       xp_stop_polling.rar( Chạy file này sau khi cài xong phần mềm để đăng ký với windows, ổn định cổng máy in)
       Hướng dẫn sử dụng Adapter TSOP48
       Chip_test.zip ( danh sách các IC đã được kiểm tra với phiên bản mới nhất 0.98D11)