Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Cách cứu dữ liệu trên ổ dĩa USB bị nhiễm Virus

Trong một số trường hợp, khi cắm ổ dĩa USB vào máy vi tính khác, người sử dụng chợt phát hiện ra ổ dĩa USB của mình đã không còn bất cứ dữ liệu gì. Kiểm tra dung lượng của ổ dĩa USB thấy vẫn có dữ liệu. Đừng quá lo lắng, có thể đây chính là lỗi do bị Virus gây ra và dữ liệu vẫn còn trên USB. Sua laptop giới thiệu bài viết hướng dẫn như sau

Cách giải quyết là bạn phải dùng máy vi tính có cài đặt phần mềm diệt virus để kiểm tra ổ dĩa USB. Nhưng trong máy vi tính lại không có cài đặt phần mềm diệt Virus hoặc có nhưng không diệt được loại Virus này. Việc cứu dữ liệu là cần thiết nhưng phải tránh virus lại lây nhiễm vào máy tính của mình.

Cách cứu dữ liệu trên ổ dĩa USB

Cắm USB vào máy tính nhưng phải ngăn không cho Hệ thống (windows) tự động mở USB bằng cách nhấn và giữ phím Shift sau đó cắm USB vào máy tính, chờ cho máy tính nhận diện ra được USB rồi mới bỏ phím Shift ra. (Xem cách tắt chức năng tự động chạy của ổ dĩa)
Mở My Computer, vào Menu Tools và chọn Folder Options.

phục hồi dữ liệu

Trong Folder Options, chọn bảng View và chọn ô Show hidden files and folders để cho phép hiển thị những tập tin có thuộc tính ẩn. Bỏ dấu chọn trong ô Hide extensions for known file types để hiển thị phần mở rộng (đuôi) của các tập tin. Bỏ dấu chọn trong ô Hide protected operating system files để cho phép hiển thị các tập tin có thuộc tính hệ thống.

phuc hoi du lieu
Xuất hiện hộp cảnh báo, nhấn Yes để đồng ý. Sau đó nhấn nút Apply rồi Ok để thoát khỏi Folder Options.


Nhấn nút phải chuột vào biểu tượng của ổ dĩa USB và chọn Explore để mở. (Không đượcmở bằng cách nhấp đúp chuột vào biểu tượng của ổ dĩa USB).


Bây giờ các tập tin và thư mục trong USB đã hiện ra, nhưng do vẫn còn thuộc tính ẩn (hoặc hệ thống) nên hình biểu tượng của chúng hơi bị mờ, muốn chúng hiện lên rõ trở lại thì phải gỡ bỏ thuộc tính này.
Cẩn thận chép (copy) các tập tin dữ liệu vào máy vi tính (chỉ các tập tin cần thiết, không copy thư mục hoặc chương trình vì có thể chúng cũng đã bị nhiễm virus). Lưu ý có thể virus đã tạo ra các tập tin hoặc thư mục có tên và biểu tượng giống như các tập tin dữ liệu của bạn nên phải phân biệt rõ tập tin nào là dữ liệu bằng cách xem phần mở rộng của các tập tin (phần cuối cùng phía sau dấu chấm).

Các tập tin dữ liệu thông dụng thường có phần mở rộng là: doc, docx, xls, txt, ptp, bmp, ipg, png,... Còn các tập tin nhiễm virus thường có phần mở rộng là: exe, com, inf, dll, bat, js, hta, msi, pif, reg,.. cứ để nguyên các tập tin dạng này vì có thể chúng đã bị nhiễm virus, tuyệt đối không nhấn chuột vào chúng để xóa.
Sau khi copy hết dữ liệu vào máy vi tính thì tiến hành định dạng (Format) ổ dĩa USB. Sau khi định dạng xong thì ổ dĩa USB sẽ không còn bất cứ gì kể cả virus. (Xem cách định dạng ổ dĩa USB)
Riêng các tập tin thì có thể xử lý chúng bằng cách thay đổi thuộc tính để trở lại bình thường hoặc lưu (Save) nội dung của chúng thành một tập tin khác rồi xóa tập tin cũ đi.

Dịch vụ sửa laptop uy tín chất lượng số 1 Thanh Nhan Computer

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Dọn dẹp mà hình máy tính gọn gàng hơn

Màn hình máy tính (desktop) là vùng làm việc thường được người dùng đặt nhiều biểu tượng lên để kích hoạt nhanh các ứng dụng và các cửa sổ ứng dụng. Nếu đặt quá nhiều biểu tượng như vậy thì desktop sẽ trở nên bừa bộn. Vì vậy, người dùng cần quản lý desktop gọn gàng, khoa học hơn.
sua laptop : Nguyên tắc cần biết
Cũng như thực tế cuộc sống, bạn hãy quản lý màn hình desktop như một căn phòng, đừng để cho nó quá bừa bộn. Cụ thể, hãy xóa đi những biểu tượng không bao giờ dùng tới, tìm cách ẩn bớt các ứng dụng đang chạy vào một góc nào đó khi không làm việc với nó. Trên Windows có nhiều vị trí để bạn thực hiện điều này, như taskbar (thanh ở cạnh dưới màn hình), system tray (nhóm các biểu tượng ở góc phải màn hình).

don dep manhinh may tinh


 Hãy giúp màn hình desktop gọn gàng hơn.
Một số trường hợp, bạn có thể lựa chọn một ứng dụng của hãng thứ ba để gom nhóm biểu tượng trên màn hình hay ẩn chúng vào các cạnh màn hình với hiệu ứng ẩn hiện vừa đẹp mắt, vừa khoa học.
Trên Windows 7, bạn có thể chọn cách kích hoạt những ứng dụng ít dùng từ thanh Start Menu để tiết kiệm không gian desktop. Còn trên Windows 8, hãy pin ứng dụng vào màn hình Modern UI hoặc thanh taskbar (chỉ nên chọn các ứng dụng dùng thường xuyên nhất).

Ẩn ứng dụng chạy nền vào system tray
Hiện nay, Yahoo! Messenger  (Y!M) và Skype là hai ứng dụng chat trên màn hình desktop được dùng khá phổ biến tại Việt Nam. Trong lúc sử dụng máy tính, chủ yếu người dùng chỉ cần đăng nhập rồi để đó, khi có việc thì đối phương sẽ gửi lời nhắn qua và ngược lại. Nếu đang chạy những ứng dụng này, bạn không nên để giao diện chính của nó “chình ình” trên màn hình desktop mã hãy thu xuống system tray, đồng thời hủy luôn biểu tượng dưới taskbar. Tính năng này đều được Y!M và Skype hỗ trợ, nhưng ít người biết tận dụng.
Với Yahoo! Messenger:
Vào thẻ Messenger, chọn Preference (phím tắt: Ctrl + P). Trên cửa sổ hiện ra, chọn thẻ General, đánh dấu chọn vào Remove the taskbar button when I minimize the main windows.

don dep may tinh nhanh

Tùy chọn trên Y!M.
Thật ra, nếu không đánh dấu vào tùy chọn này thì khi người dùng nhấn vào nút Close trên giao diện chính, Y!M cũng sẽ bị thu xuống system tray và xóa biểu tượng khỏi taskbar. Song tùy chọn này phù hợp hơn với thói quen của người dùng là thường nhấn vào nút Minimize thay vì Close. Theo đó, trước đây nếu nhấn nút Minimize, Y!M sẽ không mất biểu tượng khỏi taskbar, nhưng giờ thì sẽ mất đi.
Với Skype:
Đầu tiên, vào Tools, chọn Options. Sau đó, nhấn vào mục Advanced, Advanced settings, hủy dấu chọn trước Keep Skype in the taskbar while I’m signed in.

don may tinh chay nhanh hon


Tùy chọn trên Skype.

Khác với Y!M, dù người dùng nhấn nút Close hay Minimize thì Skype vẫn hiện biểu tượng dưới taskbar. Vì vậy, tác dụng của tùy chọn trên là xóa biểu tượng Skype khỏi thanh taskbar khi người dùng nhấn nút Close trên giao diện chính.

Ẩn bớt biểu tượng không cần thiết khỏi system tray
System tray ở góc phải màn hình là nơi chứa biểu tượng một số ứng dụng đang chạy ngầm, thường là các tác vụ hệ thống. Người dùng chỉ nên cho hiện những biểu tượng thường phải nhấn vào, như Unikey, Volume (hay Speakers and Headphones),…; còn các ứng dụng như trình diệt virus, Touch Pad,… thì nên ẩn bớt.
Để tùy chọn biểu tượng muốn ẩn, bạn nhấn chuột phải vào thanh taskbar, chọn Properties, thẻ Taskbar, nhấn Customize ở Notification area. Tiếp theo, thiết lập tại trường Behaviors cho biểu tượng tương ứng tại mục Icons, gồm: Show icon and notifications (luôn hiện biểu tượng và các thông báo của ứng dụng này), Hide icon and notifications (luôn ẩn biểu tượng và thông báo của ứng dụng) và Only show notifications (ẩn biểu tượng, chỉ hiện các thông báo nếu có).
don dep may tinh nhan hon



Tùy chọn ẩn bớt biểu tượng khỏi system tray.

Những biểu tượng được thiết lập ẩn thì sẽ nằm sau nút mũi tên ở system tray, giúp trông gọn gàng hơn.
don dep may tinh nhanh


Các ứng dụng ẩn sau nút mũi tên.
Ngoài ra, tại đây còn có tùy chọn Turn system icons on or off để hủy hẳn (Off) hay hiện (On) biểu tượng của một tác vụ hệ thống dưới system tray, như Clock, Volume, Network, Power, Action Center,… Trong đó, Action Center là tính năng gợi ý những việc cần làm cho máy tính, thường là gợi ý cài đặt một chương trình diệt virus hay cập nhật Windows. Nếu tự biết làm những điều này, bạn có thể ẩn bớt Action Center.

sua PC

Xóa hẳn biểu tượng hệ thống không cần thiết khỏi system tray. sua laptop

Người dùng máy tính để bàn cần biết

sua laptop : Máy tính để bàn có đặc điểm là thường được đặt cố định tại một góc nhà nên rất dễ bị bụi bặm, côn trùng phá hoại, tản nhiệt kém,… nên người dùng phải biết cách bảo quản và vệ sinh thường xuyên.
Giữ cho máy tính luôn thoáng mát
Cũng như tất cả các thiết bị điện tử khác, máy tính để bàn cần được giữ ở nhiệt độ mát mẻ, thường trong khoảng 20 đến 26 độ là vừa. Tuy nhiên, do đặc thù khí hậu ở Việt Nam là nhiệt độ chênh lệch nhiều trong ngày, phần lớn thời gian nắng nóng có nhiệt độ khá cao nên người dùng có thể đặt máy tính trong phòng máy lạnh, nhưng chú ý thiết kế một ô cửa sổ thoát khí (có thể gắn rèm giữ nhiệt) để bảo vệ sức khỏe từ các chất độc hại thoát ra trong quá trình máy tính hoạt động.

sua laptop

Luôn giữ máy tính nơi thoáng mát.
Thực tế, có nhiều người vẫn dùng vải che đậy máy tính, cả CPU và màn hình trong lúc sử dụng, điều này là không nên vì hạn chế sự tỏa nhiệt của thiết bị. Ngược lại, chỉ nên che đậy sau khi tắt máy 10 đến 15 phút và những lúc ít sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt máy quá sát tường vì dễ bị mạng nhện bám, tránh thiết kế bàn máy tính ở sát vách tường theo hướng Đông và Tây vì hai hướng này thường được mặt trời chiếu trực tiếp dẫn đến nhiệt độ cao hơn hướng Nam và Bắc.
Sửa laptop - Vệ sinh định kỳ
Thùng CPU máy tính để bàn có nhiều khe hổng và đặt cố định nên dễ bị bám bụi và côn trùng phá hoại. Do đó, người dùng phải thường xuyên vệ sinh máy, ít nhất là lau chùi mạng nhện xung quanh các cổng kết nối đằng sau thùng máy. Kỹ hơn, hãy mở một bên nắp thùng máy ra, rồi dùng cọ quét nhẹ bụi trên các thiết bị ở bên trong. Tất nhiên, cũng không quên vệ sinh cánh quạt tản nhiệt và bộ nguồn.

sua may tinh

Phải thường xuyên lau chùi mạng nhện ở các cổng kết nối ở phía sau thùng máy.
(Ảnh: Ngọc Phạm)
Tuyệt đối không để thùng máy xuất hiện những khe hở quá lớn đủ để côn trùng như thằn lằn, gián, dế… có thể chui vào.
Thay màn hình CRT bằng màn hình LCD/LED
Nếu đang sử dụng màn hình CRT, bạn hãy cố gắng đổi sang màn hình LCD hoặc LED càng sớm càng tốt để tiết kiệm điện và diện tích bàn làm việc, chưa kể màn hình LCD/LED sử dụng công nghệ mới cho hình ảnh hiển thị đẹp hơn màn hình CRT xa xưa.

sua chua may tinh

Màn hình LCD có ưu điểm tiết kiệm điện, hình ảnh hiển thị đẹp.
Sử dụng bộ tích điện
Một bộ tích diện (UPS) có giá từ vài trăm đến hơn 1 triệu đồng, ít ai đầu tư cho nó vì ít khi tận dụng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì bạn cứ sắm thêm một UPS cho máy tính, ngoài việc giữ ổn định cho nguồn điện, bảo vệ máy tính khỏi những lúc bị cúp điện đột ngột, nó còn giúp bạn kịp thời lưu trữ công việc tạm thời trước khi mất sạch.

UPS giúp tích điện đủ cho người dùng lưu trữ công việc và tắt máy.

5 sai lầm dễ dàng “giết chết” ổ SSD

Sửa laptop : Mặc dù là loại ổ có độ bền vật lý cao nhưng nếu không cẩn thận, ổ SSD vẫn dễ dàng trở thành “cục sắt” với những lý do tưởng chừng vô hại.
Hiện nay mặc dù có giá thành cao hơn hẳn ổ cứng HDD thông thường và dung lượng thấp nhưng ổSSD vẫn được nhiều người dùng lựa chọn. Đơn giản là tốc độ của nó nhanh hơn hẳn so với HDD. Nếu dùng để boot win, bạn có thể khởi động vào Windows 8 chỉ trong vòng 7 giây với ổ SSD. Bên cạnh đó, tốc độ đọc và ghi của ổ cứng thể rắn SSD cũng đạt tốc độ cao, trung bình khoảng 550 MB/giây.

o cung ssd

Ngoài ra, các linh kiện động cơ quay và đầu đọc dữ liệu của HDD dễ dàng bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài như rung lắc, rơi…khiến chúng bị sai lệch dẫn đến ngưng hoạt động hoàn toàn, mặc dù dữ liệu có thể vẫn cứu được nhưng chiếc ổ thì mất khả năng vận hành. SSD không có bộ phận chuyển động nào, do đó chiếc ổ cũng như dữ liệu hoàn toàn có khả năng sống sót sau những tác động vật lý từ bên ngoài (tất nhiên là không quá mạnh). Một ưu điểm khác của SSD là nó hoạt động im lặng tuyệt đối trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên, ổ SSD không hẳn là một thiết bị hoàn hảo. Một số nguyên nhân tưởng chừng vô hại lại chính là lý do “phá hủy” chiếc ổ SSD của bạn. Dưới đây là 5 sai lầm nguy hiểm có thể ảnh hưởng không tốt đến ổ SSD.
1. Thực hiện chống phân mảnh trên ổ SSD
Với ổ cứng HDD, người dùng thường có thói quen chống phân mảnh (defragment) để làm ổ gọn gàng hơn cũng như các thao tác truy xuất dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên đây lại là điều tối kị đối với ổ cứng SSD. Bởi việc này sẽ làm giảm tuổi thọ cho ổ SSD. Nguyên nhân chính là các ổ SSD đều bị hạn chế số lần ghi, thậm chí một số loại ổ chỉ có thể ghi 1.000 lần. Việc phân mảnh là một hình thức sắp xếp và ghi lại dữ liệu do đó nó ít nhiều tác động làm giảm số lần ghi còn lại của ổ SSD.


Một lý do khác nữa đó là SSD không có phiến đĩa, thời gian định vị dữ liệu gần như không có độ trễ, chống phân mảnh cũng không giúp cải thiện tốc độ làm việc. Đúng như vậy, vì không sử dụng các thành phần chuyển động nên các thông tin được lưu trên ổ SSD đều có thể truy cập như nhau dù nằm ở vị trí nào trên ổ nên việc bị phân mảnh hay không cũng không phải là vấn đề quan trọng.
2. Không sử dụng lệnh TRIM
Sau một thời gian sử dụng, hiệu suất của SSD sẽ dần suy giảm. Đó là bởi vì bộ nhớ NAND flash không thể ghi đè dữ liệu. Điều đó có nghĩa là nếu muốn ghi vào một ô đã có dữ liệu, trước tiên chip điều khiển cần xóa dữ liệu đã ghi trong ô đó. Khi ghi dữ liệu mới, chip điều khiển cũng đồng thời xóa đi các dữ liệu muốn xóa, gọi là quá trình “gom dữ liệu bỏ đi” (garbage collection).

ssd

Lệnh TRIM (đây không phải là từ viết tắt của một cụm từ), cho phép một hệ điều hành được hỗ trợ như Windows 7, chủ động thông báo cho ổ SSD biết khối dữ liệu nào xem như không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ hoạt động hiệu quả hơn và dẫn đến hiệu năng nhanh hơn. Thường thì lệnh TRIM sẽ được tự kích hoạt theo mặc định. Tuy nhiên, một số ổ SSD đời cũ không hỗ trợ lệnh này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra lại xem phiên bản hệ điều hành mình sử dụng có hỗ trợ TRIM hay không, nếu không hãy kiểm tra các bản cập nhật từ nhà sản xuất ngay lập tức.
3. Chạy hệ điều hành Windows XP, Windows Vista trên ổ SSD
Việc sử dụng các hệ điều hành cũ trên ổ SSD như Windows XP hay Windows Vista có thể làm hại ổ vì các hệ điều hành này không được hỗ trợ lệnh TRIM. Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn xóa một dữ liệu trong ổ cứng, hệ điều hành không thể gửi lệnh TRIM tới ổ đĩa và dữ liệu này vẫn sẽ tồn tại trong một phần nào đó của ổ cứng mà không thể xóa bỏ. Điều này sẽ làm chậm tốc độ ghi của ổ SSD. Đây cũng là lý do buộc những người sử dụng ổ SSD phải làm việc với hệ điều hành Windows 7 trở lên hoặc các hệ điều hành có hỗ trợ lệnh TRIM.

ssd 3.0

4. Ổ SSD luôn trong tình trạng đầy
Không chỉ ổ HDD mà ngay cả ổ SSD cũng hoạt động chậm hơn khi dung lượng lưu trữ không còn nhiều nói cách khác là ổ đã ở trạng thái đầy. Khi khoảng lưu trữ còn thừa ít, mỗi NAND lưu trữ đều đã gần đầy. Ổ SSD buộc phải đọc các khối dữ liệu này vào bộ nhớ đệm, sau đó đưa dữ liệu mới vào sắp xếp kèm. Cuối cùng, tất cả mới được đưa trở lại ổ cứng. Quá trình này làm giảm đáng kể hiệu suất ghi của ổ SSD.

o cung ssd

Để ổ SSD luôn cân bằng tốt giữa khả năng lưu trữ và hiệu năng, trang công nghệ nổi tiếng Anandtech khuyên rằng người dùng chỉ nên sử dụng khoảng 75% dung lượng ổ và để trống 25%. Phần dung lượng trống sẽ được sử dụng những khi cần ghi dữ liệu mới, ổ SSD sẽ không mất công đi tìm các khoảng trống ít ỏi như trong trường hợp ổ đầy nữa.

5. Thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới trên ổ SSD. Sua laptop 
Không thể phủ nhận SSD sở hữu nhiều ưu điểm ăn tiền nhưng nếu bạn thường xuyên sao chép, tạo dữ liệu mới sẽ làm giảm tuổi thọ của ổ do số lần ghi bị giảm. Hết số lần ghi cho phép, hiệu suất SSD sẽ giảm sút rất nhiều thậm chí dễ dàng hỏng hóc hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng ổ SSD để chạy hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Việc lưu trữ phim, nhạc và các dữ liệu khác nên đặt trên ổ cứng cơ học HDD nhằm hạn chế chu kỳ ghi xóa.

o cung ssd