Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Gỡ password CMOS bằng cách nào?

Cài password CMOS được xem là một trong những biện pháp khá hữu hiệu để bảo mật máy tính. Phá password CMOS là một điều hết sức khó khăn nhưng không phải là không thể làm được. Tuy nhiên để thực hiện thành công cũng đòi hỏi bạn phải có một “tay nghề” nhất định.


Có một vài cách để gỡ password CMOS như: thay chip BIOS, ngắt mạch chip BIOS, sử dụng jumper, tháo pin trên mainboard, phá password CMOS bằng một số lệnh, nhập vào các password mặc định của nhà sản xuất… nhưng đối với giới tin học “bình dân học vụ” như chúng ta thì may ra có 2 phương pháp sau là tạm có thể áp dụng được. 


1. Nhập vào các password chuẩn của BIOS do nhà sản xuất đã mặc định sẵn. 


- Đối với loại Award BIOS thì ta có thể nhập vào các password mặc định sau để thử bẻ khóa password đã đặt trước đó: AWARD SW, AWARD_SW, Award SW, AWARD PW, _award, awkward, J64, j256, j262, j332, j322, 01322222, 589589, 589721, 595595, 598598, HLT, SER, SKY_FOX, aLLy, aLLY, Condo, CONCAT, TTPTHA, aPAf, HLT, KDD, ZBAAACA, ZAAADA, ZJAAADC, djonet. 

- Đối với loại Ami BIOS thì dùng: AMI, A.M.I., AMI SW, AMI_SW, BIOS, PASSWORD, HEWITT RAND, Oder. 

- Một số password dùng chung cho Ami, Award và một số BIOS khác có thể thử như: LKWPETER, lkwpeter, BIOSTAR, biostar, BIOSSTAR, biosstar, ALFAROME, Syxz, Wodj. 

Nhưng thực ra phương pháp này cũng không hiệu quả lắm vì ngoài những nhãn hiệu Award, Ami… thì còn hàng chục nhãn hiệu BIOS khác mà hầu như ta không thể biết được các password mặc định là gì. 


2.Gỡ password CMOS bằng phần mềm chuyên dùng hoặc câu lệnh ở môi trường DOS: 


Nếu bạn được phép sử dụng một máy tính đang được cài password CMOS thì bạn có thể dùng một số lệnh DEBUG chạy trong môi trường DOS để phá password. Đây là những lệnh có thể làm mất hiệu lực bộ nhớ BIOS, giúp cho nó trở về trạng thái nguyên thuỷ, tức trước khi bị cài password. Nhưng thực chất việc này cũng hết sức khó khăn vì không phải lúc nào cũng có thể vào được môi trường DEBUG. 

Một cách hiệu quả hơn là bạn vào địa chỉ http://www.cgsecurity.org/cmospwd-4.8.zip để tải về công cụ mang tên “Cmos Password Recovery Tools 4.8” -> Giải nén file này -> Tìm đến thư mục Windows -> Kích hoạt file cmospwd_win.exe để file này tự động xóa đi bộ nhớ BIOS hiện tại. Nếu may mắn thì lần khởi động sau sẽ không password BIOS nữa. Để “chắc ăn”, bạn nên vào thư mục “DOS” và kích hoạt file cmospwd.exe để thử lại một lần nữa. 


3. Tháo hẳn cục pin mainboard để xóa hoàn toàn bộ nhớ BIOS. 


Đây là thao tác tác động vào phần cứng để xóa hoàn toàn bộ nhớ BIOS được xem là hiệu quả nhất, nếu “gan” một chút thì ai cũng có thể làm được. 
Ban đầu bạn phải tháo thùng máy ra -> Quan sát thật kỹ trên bản mạch máy tính để tìm ra một viên pin có đường kính cỡ như một đồng xu 200 đồng được gắn trong một ô hình tròn vừa khít với viên pin. Tìm được viên pin này thực ra cũng không khó lắm -> Quan sát kỹ và tháo viên pin ra bằng cách bấm vào cái “jumper” như hình minh họa -> Lấy pin ra và chờ khoảng 30 phút cho “chắc ăn”, tức đảm bảo cho mọi dữ liệu lưu trong BIOS sẽ “bay hơi” hết -> sau đó gắn vào đúng như hình minh họa. Khi khởi động lại máy tính thì BIOS sẽ tự động trả về mọi thứ đúng như mặc định ban đầu và dĩ nhiên password cũng sẽ biến mất. 

Đảm bảo rằng đa số trường hợp tháo pin ra đều thành công còn nếu khi gắn pin vào mà password vẫn còn nguyên thì bạn lại phải tháo ra và chờ đợi thời gian “bay hơi” lâu hơn nữa, có thể là cả ngày. 

Xử lý lỗi "màn hình xanh" trong Windows

Màn hình xanh đem lại "điềm xấu" cho cả phần cứng lẫn phần mềm trên hệ thống của bạn. Tuy nhiên, cũng có thể nhận biết và xử lý khi gặp "màn hình xanh chết chóc" này.

"Màn hình xanh chết chóc" hay "Blue Screen Of Death" (BSOD) là thuật ngữ dùng để diễn tả về việc ngưng trệ toàn bộ hoạt động của hệ thống và xuất hiện màn hình thông báo lỗi có màu xanh dương, với những dòng chữ "khó hiểu" thông báo các lỗi (Ví dụ: FILE_SYSTEM, 0x00000022).

Lỗi có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như: trục trặc về driver thiết bị, bộ nhớ bị lỗi, registry hư hỏng... và nếu may mắn, hệ thống sẽ tự sửa chữa lại sau khi reboot hệ thống. Tuy nhiên, lỗi "màn hình xanh" thường gây ra cảm giác bất an của ngày cận kề "cái chết" của hệ thống. Do đó, việc tự khám phá và khắc phục chúng là rất quan trọng.

Lỗi "màn hình xanh" xuất hiện khi Windows tìm thấy một lỗi hoặc một vấn đề hỏng hóc nào đó (phần cứng lẫn phần mềm) mà nó không thể khắc phục được. Ngay lập tức Windows sẽ ngưng toàn bộ hoạt động, tiến hành chẩn đoán thông tin "bệnh" của hệ thống và hiển thị màn hình xanh. Trong phiên bản Windows XP thì những nội dung của bộ nhớ PC được kết xuất vào một tập tin để có thể phân tích về sau.

Đọc "màn hình xanh" (BSOD)

Một lỗi màn hình xanh thông thường trong Windows XP được chia làm 4 phần và đôi khi chúng hiển thị những đầu mối dẫn đến việc phát sinh lỗi.
Phần kiểm tra hiển thị số lỗi với định dạng hệ thập lục phân (hexadecimal) và thông tin tại sao hệ thống xuất hiện BSOD, theo ví dụ là: " DRIVER_IRQI_NOT_LESS_OR_EQUAL ".

Phần thứ 2 là phần khuyến cáo người dùng nên làm gì khi gặp lỗi BSOD. Tuy nhiên, đây chỉ là khuyến cáo chung để tham khảo các bước xử lý cho mọi lỗi phát sinh BSOD. Công đoạn khởi động lại hệ thống (reboot) luôn là cách thức đầu tiên và tốt nhất để thoát khỏi màn hình xanh.


Phần thứ 3, thông tin driver, có thể hàm chứa những thông tin "sống còn". Nếu thật sự tập tin driver có liên đới với màn hình xanh, nó sẽ được hiển thị tại phần này.


Phần thứ 4 cuối cùng của màn hình lỗi là cổng sửa lỗi (debug) và thông tin trạng thái.

Windows XP sẽ kết xuất những nội dung của bộ nhớ hệ thống vào một tập tin trên ổ đĩa cứng hoặc vào một trong những cổng COM. Ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân cụ thể dẫn đến lỗi BSOD và cách xử lý cho từng trường hợp ở phần sau.



 Nguyên nhân xuất hiện lỗi "màn hình xanh"

Lỗi "màn hình xanh" trong Windows không chỉ đơn thuần xử lý bằng cách khởi động lại hệ thống.Bạn cần phải biết nguyên nhân cụ thể để có thể khắc phục được hoàn toàn lỗi nguy hiểm nhất của hệ thống.
Lỗi BSOD trong Windows thường rơi vào một trong năm trường hợp sau:

1. Lỗi phần mềm: Lỗi xuất phát từ các phần mềm ứng dụng hoặc driver của thiết bị trên hệ thống có thể bị lỗi thường xuyên.

2. Lỗi phần cứng khi Windows vận hành: Nếu một thiết bị phần cứng gặp sự cố hoặc bị gỡ bỏ khỏi hệ thống trong khi Windows đang vận hành, hay phần cứng của bạn không hoàn toàn hỗ trợ những hoạt động mà Windows XP yêu cầu, lỗi màn hình xanh về phần cứng sẽ xuất hiện. Thông tin BIOS lỗi thời trên các máy tính cũ có thể cũng là một nguyên nhân.

3. Lỗi cài đặt: Tiến trình cài đặt Windows là khoảng thời gian dễ bị tổn thương của phần cứng và các lỗi ổ cứng. Nếu có một sự cố trên máy tính của bạn về cấu hình phần cứng hay môi trường mà bạn sử dụng để cài đặt Windows XP, lỗi BSOD sẽ xuất hiện.

4. Các lỗi khởi động: Hư hỏng các tập tin hệ thống, phần cứng và lỗi driver đều có thể là nguyên nhân Windows XP hiển thị lỗi BSOD thay vì khởi động như bình thường. Những trường hợp này bắt buộc hệ thống phải được xử lý trước khi có thể khởi động bình thường.

5. Các lỗi bất thường: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của lỗi "màn hình xanh" BSOD. Những "thủ phạm" chính bao gồm: trục trặc trong bộ nhớ hệ thống, nhiệt độ vi xử lý quá nóng, ổ cứng bị lỗi vật lý hoặc sắp hỏng, lỗi phần mềm hay driver.

Việc tìm ra nguyên nhân chính xác trong 5 trường hợp phổ biến vừa nêu đòi hỏi bạn phải có trình độ về kỹ thuật và am hiểu về hệ thống (phần cứng lẫn phần mềm). Một tiếng kêu rột roạt đứt quãng của ổ cứng là điềm báo cho lỗi hư hỏng về đầu từ quay hay thường xuyên treo hoặc khởi động lại máy thì bạn nên kiểm tra lại nhiệt độ trong thùng máy... Những trường hợp này thường là từ kinh nghiệm sử dụng. Do đó, nếu không xử lý được thì tốt nhất bạn vẫn nên nhờ đến các chuyên viên kỹ thuật.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin rất chi tiết tại website Aumha.org để biết cụ thể lỗi màn hình xanh. Trang web cũng liên kết theo từng trường hợp đến thư viện MSDN của Microsoft rất hữu ích.

Xử lý sự cố "Màn hình xanh"


001Khi gặp trường hợp lỗi BSOD (Blue screen of dead - màn hình xanh chết chóc), trước tiên bạn cần phải xem xét nó thuộc nhóm lỗi nào như ở phần trước đã giới thiệu, nhưng mặc định Windows sẽ tự động khởi động lại hệ thống khi bắt gặp lỗi.
Do đó, ta cần thay đổi thiết lập này trong Windows XP bằng cách: phải chuột lên My Computer - Properties, chọn thẻ "Advanced" và bên dưới phần "Startup and Recovery" nhấn vào nút "Settings". Cửa sổ mới sẽ xuất hiện và dưới phần "System Failure", bỏ chọn "Automatically restart".

Tiện ích System restore trong Windows rất cần thiết khi cần khôi phục lại hệ thống trước khi bị lỗi

Sau khi thực hiện thao tác trên, ta có thể khởi động lại Windows thủ công để xem lỗi BSOD có được khắc phục hay chưa. Nếu đã xử lý được, thì bạn cứ tiếp tục sử dụng trừ trường hợp số lần bị lặp lại nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn thì tham khảo những trường hợp và cách xử lý bên dưới đây.

Lưu ý là lỗi BSOD có rất nhiều nguyên nhân nên ta cần phải xem xét qua khá nhiều trường hợp dẫn đến việc hệ thống hư hỏng mà có cách giải quyết riêng.

Trường hợp Windows vẫn không khởi động lại được như bình thường hoặc BSOD vẫn xuất hiện thì khi ở màn hình khởi động (POST - giai đoạn kiểm tra bộ nhớ), nhấn F8 nhiều lần. Tùy chọn khởi động Windows sẽ xuất hiện với nhiều chọn lựa. Kế tiếp, chọn Safe Mode để Windows khởi động ở chế độ Safe mode. Safe mode sẽ tải Windows XP với mức độ hạn chế nhất của driver và các phần mềm tự khởi động cùng Windows. Bằng việc thử nghiệm này, ta sẽ lọc ra được trường hợp lỗi từ phần mềm ứng dụng và driver.

* Cách xử lý: Chạy các chương trình diệt virus, spyware như Ad-Aware, Spybot Search & Destroy... nếu sau khi quét mà phát hiện ra các virus, spyware lây nhiễm trong hệ thống, loại trừ chúng rồi khởi động lại hệ thống.

Nếu cách trên vẫn không khắc phục được, ta khởi động trở lại hệ thống ở chế độ Safe mode. Bước kế tiếp này sẽ sử dụng đến chức năng khôi phục lại hệ thống với "System restore". Vào Start - Programs - Accessories - System tools - system restore.

Tiện ích "System restore" dự phòng dung lượng đĩa cứng và tạo một điểm khôi phục mỗi khi bạn cài đặt hay gỡ bỏ phần mềm. Nếu bạn cảm thấy lỗi xuất phát từ việc cài hay gỡ bỏ một phần mềm vào một thời điểm xác định, bạn có thể khôi phục hệ thống trở về thời điểm đó với "System restore".

Tuy nhiên, cần lưu ý là những phần mềm hay thiết lập kể từ thời điểm đó trở đi cũng bị mất, các giá trị registry mới cũng sẽ bị xóa sau khi khôi phục. Ngoài ra, người dùng cũng có thể không cần phải sử dụng "System restore" nếu sau khi bạn cài đặt một driver hay phần mềm nào đó dẫn đến việc hệ thống bị lỗi, thì hãy ngưng hoạt động của chúng và gỡ bỏ ra khỏi hệ thống.

* Xử lý với driver: Với driver các thiết bị phần cứng, bạn có thể lùi (roll-back) chúng trở về phiên bản driver trước hoặc khóa lại. Nhắp phải chuột lên My Computer, chọn Properties và chuyển đến thẻ Hardware và chọn Device Manager. Tại phần này, ta có thể kiểm tra tình trạng hoạt động của chúng (Video card driver nằm trong "Display Adaptors", của sound card nằm trong "Sound card and game controllers" và của bo mạch chủ thì "IDE/ATAPI controllers"). Chọn thiết bị nào muốn kiểm tra, phải chuột và nhấn "Properties", chuyển đến thẻ "Drivers".

Trong thẻ "Driver", có thể dùng tùy chọn "Roll back" để lùi phiên bản driver thiết bị lại phiên bản trước đó hoặc "Uninstall" để gỡ bỏ hoàn toàn driver. Một lưu ý là bạn không nên "Uninstall" driver sound card, video card hay motherboard vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến phần khởi động Windows. Thay vào đó thì bạn nên "roll back" trước.

Device Manager
Tùy chọn thứ 2 ta có thể thực hiện là khóa (disable) driver bằng cách phải chuột lên thiết bị trong phần "Device Manager" và chọn "Disable" để ngăn không cho Windows XP tải driver thiết bị khi khởi động. Và cũng như trên, không nên khóa driver của sound card, video card và motherboard.

Nếu công đoạn xử lý này thành công thì bạn nên cập nhật lại driver mới của thiết bị từ CD hay website nhà sản xuất để tránh lỗi.

* Xử lý với phần mềm: Đối với những phần mềm bị lỗi, không tương thích và chúng tự động khởi động khi Windows khởi động dẫn đến việc hệ thống bị lỗi, ta có 2 cách để xử lý.

Cách nhanh chóng và tiện lợi là dùng tiện ích miễn phí AutoRuns của Sysinternal (đã được Microsoft mua lại). AutoRuns sẽ hiển thị toàn bộ những phần mềm (kể cả những tập tin của Windows) được tự động tải khi khởi động. Bằng việc bỏ chọn để ngăn không cho phần mềm, dịch vụ đó được tải lên. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý không được khóa các dịch vụ, tập tin hệ thống của Windows như userini.exe , explorer.exe.


Cách thủ công hơn là vào Start - Run, gõ " msconfig " rồi chọn thẻ "Startup" trong cửa sổ "System Configuration Utility". Cũng như trên, bạn bỏ chọn các chương trình có nguy cơ làm tổn hại đến hệ thống.

Xử lý lỗi Màn hình Xanh dương trong Windows

Áp dụng cho Windows 8.1, Windows RT 8.1
Lỗi Màn hình Xanh dương (đôi khi còn được gọi là lỗi màn hình đen hoặc lỗi mã DỪNG) có thể xuất hiện nếu sự cố nghiêm trọng làm Windows tắt hoặc khởi động lại đột ngột. Bạn có thể nhìn thấy thông báo với nội dung: "Windows đã được tắt để tránh hư hỏng cho máy tính của bạn".

Các lỗi này có thể gây ra do sự cố phần cứng hoặc phần mềm. Nếu bạn thêm phần cứng mới vào PC trước khi xuất hiện lỗi Màn hình Xanh dương, hãy tắt PC, gỡ bỏ phần cứng rồi thử khởi động lại. Bạn cũng có thể thử cách sau:

Lấy tất cả cập nhật mới nhất bằng Windows Update.

Nhận trợ giúp từ các nguồn khác.

Thử khôi phục Windows về thời điểm trước.

Đọc qua Resolving stop (blue screen) errors in Windows 7 để biết các mẹo gỡ lỗi hữu ích ngay cả khi bạn không chạy Windows 7.

Lấy các cập nhật mới nhất

Làm theo các bước dành cho phiên bản Windows của bạn.

Trong các hệ điều hành cũ hơn Windows 8

Bấm nút Bắt đầu  Hình ảnh nút Bắt đầu, bấm Tất cả Chương trình, rồi bấm Windows Update.
Trong Windows 8 và Windows 8.1

Trượt nhanh vào từ cạnh phải của màn hình, gõ nhẹ Thiết đặt, rồi gõ nhẹ Thay đổi thiết đặt PC.
(Nếu bạn đang dùng chuột, trỏ chuột đến góc phải trên của màn hình, chuyển con trỏ chuột xuống, bấm Thiết đặt, rồi bấm Thay đổi thiết đặt PC.)

Gõ nhẹ hoặc bấm Cập nhật và phục hồi, sau đó gõ nhẹ hoặc bấm Windows Update.

Gõ nhẹ hoặc bấm Kiểm tra ngay rồi chờ trong khi Windows tìm kiếm các cập nhật mới nhất cho PC.

Nếu Windows tìm thấy cập nhật, gõ nhẹ hoặc bấm Cài đặt cập nhật.  Yêu cầu quyền quản trị viên Bạn có thể được yêu cầu mật khẩu người quản trị hoặc xác nhận lựa chọn của bạn.

Đọc và chấp nhận các điều khoản cấp phép, rồi gõ nhẹ hoặc bấm Hoàn tất nếu cập nhật yêu cầu. Windows Update sẽ cho bạn biết cập nhật đã được cài đặt thành công hay chưa.

Nhận trợ giúp từ các nguồn khác

Nếu các đề xuất ở đây không xử lý được vấn đề bạn gặp phải, bạn có thể nhận trợ giúp từ trang Hỗ trợ của Microsoft và cộng đồng Microsoft. Trang hỗ trợ của Microsoft cung cấp nhiều cách để hỗ trợ kỹ thuật về các phiên bản Windows khác nhau. Trang cộng đồng Microsoft trong diễn đàn Windows cung cấp các giải pháp mà những người khác đã tìm thấy cho vấn đề họ gặp phải.

Nếu PC của bạn có cài sẵn Windows, hãy liên hệ với nhà sản xuất PC.

Khôi phục Windows về thời điểm trước.

Bạn có thể khôi phục Windows về thời điểm trước, được gọi là điểm khôi phục. Khôi phục Hệ thống không thay đổi tệp cá nhân của bạn nhưng có thể loại bỏ các ứng dụng và trình điều khiển đã cài đặt gần đây.

Trong các hệ điều hành cũ hơn Windows 8

Mở Panel Điều khiển, rồi nhập khôi phục hệ thống vào hộp tìm kiếm. Trong kết quả tìm kiếm, bấm Tạo điểm khôi phục, rồi bấm Khôi phục Hệ thống trong hộp thoại hiện ra và làm theo hướng dẫn.

Trong Windows 8 và Windows 8.1

Trượt nhanh vào từ cạnh phải của màn hình, rồi gõ nhẹ Tìm kiếm.
(Nếu bạn đang dùng chuột, trỏ chuột đến góc phải trên của màn hình, chuyển con trỏ chuột xuống rồi bấm Tìm kiếm.)

Nhập Panel Điều khiển vào hộp tìm kiếm rồi gõ nhẹ hoặc bấm Panel Điều khiển.

Nhập Phục hồi vào hộp tìm kiếm Panel Điều khiển rồi gõ nhẹ hoặc bấm Phục hồi.

Gõ nhẹ hoặc bấm Mở Khôi phục Hệ thống rồi làm theo hướng dẫn.