Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm phục hồi dữ liệu ổ cứng, usb bị Xóa, Format, Ghost nhầm

Kinh nghiệm thực tế khi tiến hành phục hồi dữ liệu:

Qua thực tế sử dụng máy tính của mỗi người, có lẽ bất cứ ai cũng gặp các trường hợp như: Ghost nhầm, Delete, Format… việc mất mát dữ liệu khó có thể tránh khỏi, nhưng để làm thế nào để phục hồi lại nó đây?

Trước khi bắt tay vào để thực hiện công việc phục hồi thì các bạn nên tham khảo kỹ các bài viết ở diễn đàn hay hướng dẫn sử dụng các công cụ phục hồi dữ liệu như thế nào để hiệu quả nhất, để từ đó đưa đến quyết định phục hồi dữ liệu và cũng không nên lo lắng hay vội vàng gì bởi lẽ chúng ta có vội thì cũng chưa thể giải quyết đước gì. Vì vậy hãy suy nghĩ thật lỹ rồi mới quyết định phục hồi bằng phương pháp nào; đây chính là yếu tố quyết định để bạn có bản Recovery ưng ý nhất.

Theo kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình phục hồi dữ liệu cho máy tính của mình cũng như các máy tính của đồng nghiệp, mình xin đưa ra một số điểm lưu ý như sau; nó có thể giúp ích một phần nào đó khi lần đầu các bạn ra tay “cứu” dữ liệu thân yêu về với “ngày xưa dấu

a. Trước tiên các bạn cần nhớ một số nguyên tắc khi phục hồi dữ liệu:



Không copy hay cài đặt thêm phần mềm đè lên partition cần cứu dữ liệu
Không format
Không chia lại ổ cứng
Nắm rõ thông tin ổ cứng, kích thước, kiểu format partition
Nắm rõ loại file cần cứu, tên một số file/folder cần cứu
Sau đó chúng ta mới dùng đến công cụ

b. Dùng công cụ phục hồi dữ liệu:

Khi sử dụng công cụ phục hồi các bạn nên nhớ cho mình các trường hợp sau đây:

Một là: khi Windows của bạn còn sống (ổ C không mất mát gì), bạn muốn khôi phục các Dữ liệu không phải nằm trên ổ C: thì nên sử dụng các phần mềm cài đặt trực tiếp lên Windows. Sau đó bạn phục hồi từ các ổ còn lại, cách này các bạn có thể sử dụng công cụ trong bài viết của mình rất hiệu quả.
Hai là: Windows của bạn không hoạt động (có thể do bạn ghost nhầm, format, delete phân vùng..) Bạn có thể dùng đĩa Hiren’sBoot CD; các tính năng có sẵn trong đĩa này có lẽ không cần phải nói thêm các bạn cũng có thể biết được. Đây là một đĩa công cụ không thể thiếu với bất kỳ một KTV nào kể cả bạn, hay bạn có thể sử dụng đĩa CD Active@ Boot disk (Active@ Partition Management, Active@ Partition Recovery, Active@ File Recovery)(có lẽ các bạn ít khi sử dụng công cụ này, đối với mình thì trường hợp không vào được Win thì có thể vào đây để phục hồi một cách nhanh, hiệu quả)
Ba là: để thực hiện công việc phục hồi được an toàn bạn nên gắn ổ cứng gắn ngoài hoặc USB dung lượng lớn để lưu dữ liệu phục hồi, cho dù tốc độ USB có thấp xong vẫn có thể hy vọng dữ liệu vẫn còn đầy đủ
Bốn là: trong trường hợp không nhất thiết phải phục hồi hết dữ liệu mà chỉ một phần nào đó quan trong như: các file Office, ảnh, phim.. thì ta nên sử dụng công cụ chuyên phục hồi các file này thì kết quả sẽ cao hơn, tránh dùng bừa bãi các công cụ, vì phần mềm sẽ quét nhiều, liên tục sẽ hư hỏng bề mặt ổ đĩa. Như vậy không những không cứu được dữ liệu mà ỗ đĩa của bạn cũng nhanh hỏng hơn.

3.4. Lời khuyên khi cứu dữ liệu:

a. Các điều cần biết khi bạn khôi phục dữ liệu:

Nên dùng và sử dụng ngay thiết bị lưu trữ đang bị mất dữ liệu, không nên tiến hành cài đặt hay ghi/xóa, việc này có thể làm mất hẳn dữ liệu, không thê khôi phục được.
Nên sử dụng thêm một HDD khác dùng để lưu các dữ liệu tìm thấy, HDD này được gọi là Destination. Tránh lưu dữ liệu được tìm thấy lên HDD bị mất dữ liệu.
Các file dữ liệu sau khi được khôi phục có thề bị đổi tên không như trước, cấu trúc thư mục thay đổi hoàn toàn.
Các file hình ảnh hoặc Exel tìm được có thể chi có tên nhưng không có nội dung hoặc hư hỏng hoàn toàn không sử dụng được.

b. Sử dụng phần mềm chuyên dụng khôi phuc dữ liệu khi nào:

Có rất nhiều phần mềm chuyên dụng dùng khôi phục dữ liệu, tất cả các phần mềm này chỉ có khả năng khôi phục dữ liệu trong các trường hợp không bị thiệt hại nặng về vật lý, cụ thể các trường hơp sau có thể dùng phần mềm khôi phục dữ liệu:
Dữ liệu bị mất do người sử dụng vô ý xóa nhầm hay Fdisk. format nhầm.
Lỗi trong bảng định dạng file FAT, FAT 32, NTFS và không cho phép try cập đến partition hoặc sector của HDD.

Lỗi hư hỏng ngẫu nhiên của file dữ liệu.
Hư hòng do Virus.
Và mình khuyên bạn không nên có dùng nhiều phần mềm để khôi phục nhé, vì ỗ cứng cũng như là tủ quần áo, bạn lục lạo, tìm kiếm thì không sao chứ người khác vào lục, bạn sắp xếp lại thì hơi khó đấy, ỗ cứng cũng vậy thôi. Việc đọc nhiều sẽ làm đĩa nhanh bị bad, bị phân mãnh…

c. Các trường hợp không thề dùng phần mềm khôi phục dữ liệu:

Hư hỏng, cháy nổ mạch điện của thiết bị lưu trữ.
Không nhận dạng được thiết bị lưu trữ.
Thiệt hại nặng về vật lý như: hư hỏng, biến dạng đầu từ ghi/đọc của HDD, bề mặt từ tính của đĩa từ trầy xước, bong tróc.
Đã format cấp thấp hoàn toàn.
Tóm lại: Bạn có thể sử dụng bất cứ phần mềm nào trong mình giới thiệu để cứu dữ liệu, tuy nhiên tôi xin lưu ý một vài điểm sau:

Đừng chậm trễ khi cứu dữ liệu. Hãy hành động thật nhanh khi nhận thấy sai lầm của mình, bạn sẽ có nhiều cơ hội lấy lại được dữ liệu đã xoá mất. Ngoài ra, khả năng khôi phục phụ thuộc vào loại dữ liệu. Nếu là những tập tin hình, bạn có thể lấy lại được 9 trên 10 hình.

Tuy nhiên, nếu là cơ sở dữ liệu (database), bảng biểu... dù lấy lại được 90% nhưng có thể chúng vẫn vô dụng vì cấu trúc cơ sở dữ liệu thường có sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau.

Một đĩa cứng "chết" nếu BIOS hay tiện ích quản lý đĩa cứng không thể nhận dạng được. Ổ cứng chết thường có những hiện tượng lạ như không nghe tiếng môtơ quay, phát ra những tiếng động lách cách khi hoạt động... Đây là những hỏng hóc vật lý của bo mạch điều khiển, đầu đọc, môtơ, đĩa từ... Hãy cố gắng tạo bản sao ảnh của đĩa cứng với Norton Ghost, Drive Image hoặc tính năng tương tự của một số phần mềm cứu dữ liệu. Khi đĩa cứng gặp sự cố, bạn có thể lấy lại dữ liệu từ bản sao ảnh của đĩa cứng.

Nếu dữ liệu thực sự rất quan trọng, bạn nên đem ổ cứng đến những dịch vụ cứu dữ liệu có uy tín để kiểm tra, đừng thao tác trên đĩa cứng vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng khôi phục dữ liệu hoặc làm tình hình thêm nghiêm trọng. Và dĩ nhiên, cái giá phải trả cho việc này sẽ không rẻ chút nào. Tuy nhiên, bạn đừng trông chờ nhiều vào việc cứu dữ liệu khi ổ cứng chết vì việc này ít khi thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét